Nhiều người dùng vẫn lầm tưởng rằng các loại khóa cửa vân tay đều có chung một công nghệ nhận diện vân tay. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc phân biệt giữa các loại khóa khác nhau. Tuy nhiên, thực tế là các thương hiệu khóa điện tử khác nhau thường sử dụng những công nghệ cảm biến vân tay riêng biệt. Một số công nghệ phổ biến có thể kể đến là quét vân tay quang học, Life-scan, Biometric-scan, cảm biến điện dung, và bán dẫn FPC.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các công nghệ quét vân tay nhằm giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Công Nghệ Quét Vân Tay Life-scan
Công nghệ Life-scan nâng cao tính bảo mật và tốc độ xử lý nhanh hơn. Công nghệ này quét vân tay theo nhiều chiều, mô phỏng chân thực dấu vân tay trên không gian 3D. Nhờ đó, tốc độ nhận diện vân tay được cải thiện đáng kể, đồng thời đảm bảo độ chính xác cao hơn.
Với việc quét vân tay trong không gian 3D, mọi chi tiết từ bề mặt đến lớp sâu bên dưới da đều được lưu trữ chính xác. Điều này làm cho việc sao chép hay làm giả vân tay trở nên khó khăn hơn.
Đến năm 2023, công nghệ Life-scan đã dần thay thế công nghệ quang học nhằm hạn chế về mặt kỹ thuật của phương pháp cũ.
Công Nghệ Quét Vân Tay Quang Học
Đây là công nghệ quét vân tay đầu tiên được áp dụng trên các mẫu khóa điện tử. Công nghệ này cho phép nhận diện vân tay thông qua hình ảnh 2D của dấu vân tay khi ngón tay tiếp xúc với đầu đọc. Một nguồn sáng sẽ chiếu lên vân tay, và hình ảnh sẽ được ghi lại bằng một camera nhỏ. Sau đó, hình ảnh này sẽ được so sánh với vân tay đã được đăng ký trước đó.
Nếu vân tay khớp, cửa sẽ mở. Tuy nhiên, do cần thời gian để phát sáng và quét vân tay, tốc độ xử lý của công nghệ này không phải là nhanh nhất. Tuy vậy, so với việc dùng chìa khóa cơ, quét vân tay quang học vẫn là một phương pháp tiện lợi và nhanh chóng hơn.
Công Nghệ Cảm Biến Vân Tay Biometric Scan
Biometric Scan là công nghệ hiện đại nhất hiện nay trong lĩnh vực nhận diện vân tay. Biometric Scan hoạt động bằng cách quét hình ảnh ngón tay trên đầu đọc. Đồng thời kết hợp cả quét hồng ngoại để lấy mã vân tay. Công nghệ này có thể quét vân tay tầng sâu nhất dưới da. Chính vì vậy, đây có thể coi là công nghệ có thể nhận diện được vân tay chính xác đến từng chi tiết nhỏ nhất. Điều này cho phép chống làm giả và sao chép dấu vân tay. Đảm bảo tính bảo mật và an toàn tuyệt đối.
Ngoài ra, công nghệ này có thể nhận diện vân tay ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già, bất kể có sự thay đổi về dấu vân tay theo thời gian. Thời gian nhận diện cũng được cải thiện, chỉ mất chưa đến 1 giây từ lúc đặt ngón tay đến khi cửa mở. Nhanh hơn rất nhiều so với công nghệ nhận diện bằng quang học hay lifescan…
Công Nghệ Điện Dung
Công nghệ điện dung, được ứng dụng trên nhiều loại khóa thông minh hiện nay, hoạt động dựa trên sự thay đổi của điện tích trên bề mặt ngón tay. Đây là sự phát triển từ các công nghệ cảm ứng trước đó như cảm ứng hồng ngoại, cảm ứng sóng âm bề mặt và công nghệ cảm ứng điện trở.
Điểm nổi bật của công nghệ điện dung là không cần lực tác động lên màn hình cảm ứng nhưng vẫn có thể quét vân tay với độ nhạy cao. Nhờ không cần tác động lực, tuổi thọ của màn hình cảm ứng cũng được kéo dài hơn so với các công nghệ khác.
Công Nghệ Quét Bán Dẫn FPC – Thụy Điển
Công nghệ FPC của Thụy Điển cũng là một trong những công nghệ được sử dụng rộng rãi. Cho phép đầu đọc nhận diện vân tay trên thực thể sống. Kết hợp với 3 phương thức nhận diện phổ biến: cảm biến điện dung, cảm biến áp suất và cảm biến nhiệt độ. Tỉ lệ chính xác gần như tuyệt đối. Tốc độ quét vân tay nhanh ngang ngửa so với Biometric Scan.
Với khả năng nhận diện áp suất và nhiệt độ sai, công nghệ FPC giúp ngăn chặn mọi nỗ lực làm giả vân tay, đảm bảo tính bảo mật tối đa cho các dòng khóa vân tay Giovani sử dụng công nghệ này.
Trên đây là chia sẻ của Giovani về 5 công nghệ cảm biến vân tay phổ biến nhất hiện nay. Công nghệ mới được cải tiến và thay thế từ những công nghệ cũ. Ngày càng hiện đại và hoàn thiện, nâng cao bảo mật, giảm thời gian mở khóa và tăng độ chính xác.