Một số mẹo tăng tuổi thọ khi sử dụng bếp điện từ

Việc sở hữu một chiếc bếp từ đã không còn là điều quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết cách sử dụng bếp từ sao cho tiết kiệm điện năng, tăng tuổi thọ cho bếp. Hãy cùng GIOVANI tìm hiểu một số mẹo tăng tuổi thọ khi sử dụng bếp điện từ ở bài viết dưới đây nhé!

1. Không ngắt APTOMAT ngay sau khi đun

Tuyệt đối không ngắt Aptomat ngay sau khi đun nấu vì cần 1 thời gian để quạt gió tản nhiệt dư trên bếp. Ngắt Aptomat, là không có điện cấp cho quạt gió, quạt gió không chạy khiến bếp tản nhiệt lâu hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của bếp.

bep-dien-tu-giovani
Không nên ngắt Aptomat ngay sau khi đun

Hơn nữa Aptomat chỉ có số lần bật tắt nhất định, nếu bật tắt thường xuyên có thể làm thiết bị này mất khả năng tự động ngắt khi quá tải. “Chỉ ngắt Aptomat khi bạn ra khỏi nhà trong thời gian dài.”

2. Nguồn điện cần ổn định

Bếp từ cần một nguồn điện ổn định. Nếu khu vực bạn sinh sống điện áp quá yếu hoặc quá mạnh, bạn nên dùng 1 thiết bị ổn áp. Điều này vô cùng tốt cho mạch nguồn của bếp từ!

3. Vệ sinh bếp thường xuyên

Khi vệ sinh bếp, bạn chỉ cần dùng khăn ẩm để lau mặt bếp các vết bẩn dầu mỡ sẽ được loại bỏ dễ dàng. Điều cấm kĩ nên tránh đó là dùng các chất tẩy rửa cực mạnh như chất tẩy, hay loại bàn chải trà mạnh lên mặt bếp làm xước kính gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa, chúng còn làm ảnh hưởng đến chính hiệu suất cũng như tuổi thọ của bếp. 

bep-dien-tu-giovani
Dung khăn ấm lau mặt bếp tránh các loại chất tẩy rửa mạnh và bàn chải gây xước kính

Ngoài ra, bạn nên tự tạo thói quen cho mình đó là tổng vệ sinh theo tuần cho gian bếp luôn sạch sẽ tránh sự xuất hiện côn trùng, động vật gặm nhấm. Rất nhiều bếp từ hỏng nặng do côn trùng chui vào làm chập mạch điện, vì vậy bạn cần đảm bảo tủ bếp không có sự xuất hiện của chúng.

bep-dien-tu-giovani
Tổng vệ sinh thường xuyên tránh sự xuất hiện của các loại côn trùng

4. Không dùng khăn ướt lau mặt bếp ngay sau khi đun

Không dùng khăn ướt lau lên mặt kính của bếp ngay sau khi đun, điều này có thể gây sốc nhiệt đối với mặt kính, dẫn đến việc vỡ hoặc thậm chí nổ mặt kính.

bep-dien-tu-giovani
Mặt kính bếp bị nứt vỡ

Hãy tăng giảm công suất đúng cách, nên tăng dần hoặc giảm dần. Hạn chế tối đa việc Booster – kích công suất bếp mặc dù bếp có tính năng này nhưng điều đó là không tốt. Khi không thường xuyên nấu ăn, bạn vẫn cần khởi động bếp từ để hạn chế việc bếp bị ẩm dẫn đến hỏng các linh kiện “nhạy cảm” bên trong mạch điện.

Khi nấu các món cần ninh nhừ, hầm thì bạn không nên nấu quá lâu trên 1 vùng bếp. Thay vào đó hãy chuyển sang vùng bếp còn lại. Điều này sẽ rất tốt cho bếp của bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *