Lò nướng không chỉ là người bạn đáng tin cậy của nhiều gia đình Việt mà còn là biểu tượng của sự tiện nghi và thẩm mỹ. Thiết kế hiện đại tích hợp với các tính năng thông minh giúp lò nướng tối ưu hóa hiệu suất nấu nướng, đồng thời tạo điểm nhấn cho không gian bếp. Hãy cùng GIOVANI tìm hiểu bí quyết sử dụng lò nướng một cách hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vị trí đặt lò
Khi đặt lò nướng, bạn nên chọn một vị trí dễ theo dõi để tiện theo dõi trong quá trình nướng thực phẩm tránh trường hợp khó quan sát dẫn đến thức ăn bị cháy.
Không nên đặt lò nướng gần các thiết bị điện gia dụng như tivi, máy giặt, tủ lạnh,… vì nguồn điện do lò nướng có thể gây ảnh hưởng tới các thiết bị này.
Tránh đặt gần rèm cửa hoặc các mặt vật liệu dễ bắt lửa.
2. Sắp xếp khay đồ ăn ở vị trí thích hợp
Lò nướng gồm các khay và tầng cao thấp để phù hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, đặt vị trí không chính xác có thể làm hỏng thức ăn.
Khi bạn đặt thực phẩm ở vị trí thích hợp, nhiệt độ sẽ lan tỏa đều đặn, giúp thức ăn chín đều và hoàn hảo.
3. Cài đặt chức năng nướng phù hợp
Mỗi thực phẩm sẽ có thời gian làm chín khác nhau nên bạn phải lựa chọn chức năng nướng phù hợp với từng loại. Nếu thời gian và nhiệt độ nướng không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và tiêu tốn nhiều điện.
4. Làm nóng lò trước khi cho thức ăn vào
Trước khi cho thức ăn vào nướng, bạn nên khởi động và đợi cho lò nướng nóng lên. Điều này giúp cho thức ăn không bị cháy ỉu trước khi chín.
Bạn có thể bôi một chút dầu ăn lên khay nướng để tránh cho thức ăn bám vào khay sau khi chín.
5. Các dụng cụ nhà bếp có thể sử dụng trong lò nướng
Những đồ không nên dùng trong lò nướng:
– Đồ vật bằng nhựa, nilong, xốp: Hộp nhựa, xốp và bao nilon có thể bị mềm chảy hoặc tạo ra các chất độc hại dính vào thức ăn.
– Kim loại: Đồ sứ viền kim loại có thể gây ra tia dẫn điện gây cháy nổ lò.
– Gỗ: Đồ đựng bằng gỗ sẽ bị nứt hoặc cháy.
Đồ dùng có thể dùng được trong lò vi sóng:
– Đồ vật đáy phẳng.
– Đồ sành, sứ, thủy tinh chịu nhiệt có thể dùng trong lò nướng nhưng cần lưu ý nếu mới lấy ra từ tủ lạnh nên để nguội mới cho vào lò tránh tình trạng nứt vỡ do sốc nhiệt.
Nhiệt độ trong lò nướng rất cao nên tuyệt đối không chạm tay vào lớp kính ở cửa lò. Bạn nên sử dụng kẹp gắp và bao tay dày khi cần kéo khay nướng ra ngoài. Cũng cần lưu ý tránh luồng hơi nóng phả ra khi mở cửa lò, không để trẻ em đứng gần lò nướng cũng như không cho trẻ em mở cửa lò.
6. Bảo quản lò nướng đúng cách
Sau mỗi lần sử dụng, bạn hãy dùng khăn ướt để lau ngay các vết bẩn (khi lò còn hơi ấm nóng) sau đó dùng khăn khô lau lại, tránh để thức ăn bám lâu ngày hoặc đọng nước trong lò gây mất vệ sinh và sau sẽ khó chùi rửa và mất vệ sinh.
Để khử các mùi thức ăn bám trong lò nướng, bạn có thể sử dụng: Giấm, Muối ăn.
Không nên sử dụng các chất hóa học để vệ sinh dễ khiến lò nướng bị ăn mòn mà chỉ nên dùng các chất tẩy rửa tự nhiên. Bề mặt ngoài của lò bạn có thể sử dụng nước xà phòng để lau sạch.
Khi bạn không sử dụng lò nướng, hãy ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng.
Định kỳ kiểm tra dây điện và ổ cắm của lò nướng để đảm bảo chúng không bị hỏng hoặc hỏng. Thay thế bất kỳ dây hoặc ổ cắm nào có vấn đề.
Nếu có phụ kiện hoặc khuôn riêng cho lò nướng, hãy bảo quản chúng ở nơi sạch sẽ và khô ráo. Đừng để chúng trong lò nướng khi không sử dụng.