Nhà bếp không chỉ là nơi chế biến thực phẩm mà còn là trung tâm của ngôi nhà, nơi gặp gỡ và giao lưu của gia đình. Việc sắp xếp các thiết bị nhà bếp một cách hợp lý không chỉ giúp bạn tối ưu hóa không gian mà còn tạo cảm giác thoải mái khi nấu nướng. Hãy cùng Giovani tìm hiểu bí quyết sắp xếp các thiết bị nhà bếp một cách hợp lí, gọn gàng và thẩm mỹ nhé!
1. Xác định không gian và nhu cầu sử dụng
Trước khi bắt tay vào sắp xếp, hãy đo lường và xác định rõ diện tích của không gian nhà bếp cũng như các yếu tố như cửa ra vào, cửa sổ và ổ cắm điện. Xác định những thiết bị cần thiết và tần suất sử dụng của chúng để có kế hoạch sắp xếp hợp lý.
2. Bố trí theo hình dáng bếp
Các khu vực chính trong bếp
Trong một căn bếp thông thường, có một số khu vực chính mà người ta thường sắp xếp để phục vụ các mục đích cụ thể trong quá trình nấu nướng và chuẩn bị thực phẩm. Chính vì vậy, các khu vực này cần được bố trí, xắp xếp một cách khoa học để thuận tiện cho việc di chuyển.
Khu vực nấu ăn: Nơi thực hiện việc nấu nướng và chế biến thực phẩm. Nó có thể bao gồm bếp gas, bếp từ, bếp hồng ngoại hoặc bất kỳ loại bếp nào khác phù hợp với nhu cầu của gia đình hoặc nhà hàng.
Khu vực chuẩn bị và dọn dẹp: Nơi làm sạch, cắt, chế biến và chuẩn bị các thành phần cho các món ăn. Và cũng là nơi dọn dẹp, rửa sạch các dụng cụ nấu nướng sau khi sử dụng. Bồn rửa chén, máy rửa chén và kệ để chén bát là những phần thường thấy trong khu vực này.
Khu vực lưu trữ: Nơi lưu trữ các nguyên liệu, đồ dùng nấu nướng, đồ gia vị, và các loại thực phẩm khác. Tủ lạnh, tủ bếp, giá đựng đồ dùng là những ví dụ phổ biến.
Đặt các thiết bị phù hợp với hình dáng bếp
Bạn cần sắp xếp các khu vực trong bếp sao cho phù hợp, thuận tiện nhất khi di chuyển. Nên điều chỉnh kích thước các cạnh của “tam giác hoạt động”, không nên quá gần hoặc quá xa và nên đặt mọi thứ vừa tầm. Dưới đây là một số cách bố trí tam giác bếp theo từng kiểu tủ bếp:
Nên lưu ý không đặt bếp ở vị trí đối diện tủ lạnh và chậu rửa. Bởi theo phong thuỷ, nếu để hai yếu tố lửa và nước gần nhau sẽ gây “thuỷ hoả tương xung” dễ gây bất hoà trong gia đình.
3. Thiết bị trong nhà bếp
Bếp điện và bếp gas
Bố trí các loại bếp trong nhà bếp có thể thay đổi tùy thuộc vào không gian và thiết kế của căn nhà, cũng như sở thích và nhu cầu sử dụng của gia đình.
Bếp từ và bếp hồng ngoại:
- Tránh đặt bếp gần cửa sổ, trong trường hợp không còn vị trí nào khác có thể đặt cách cửa sổ một khoảng cách nhất định. Không nên để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào bếp vì điều này gây ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng món ăn
- Đặt bếp gần nguồn điện, tránh việc kéo dây điện dài gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến công suất thực của bếp
- Nên đặt bếp cách bồn rửa ít nhất 60 cm tránh trường hợp khi sử dụng bồn rửa nước bắn ra có thể gây hư hại cho bếp
Bếp gas:
- Đặt bếp gas ở những vị trí khô ráo, thoáng, có không gian đặt bình gas khuất vào bên trong giúp đảm bảo an toàn khi nấu nướng
- Tránh đặt bếp gas ở những nơi ẩm thấp, cách xa chậu rửa, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
Hút mùi
Máy hút mùi sẽ được đặt phía trên bếp nấu, cách bếp một khoảng cách từ 60 -80cm giúp máy hoạt động hiệu quả và hút được tối đa mùi đồ ăn, khói sinh ra trong quá trình nấu nướng.
Ngoài ra, để tăng tính thẩm mỹ của căn bếp, cũng như tránh những tác động bên ngoài gây ảnh hưởng đến máy hút bạn nên lắp đặt hệ thống đường ống thoát khí âm tường.
Chậu rửa bát
Đối với chậu rửa bát, đây là nơi được chị em sử dụng thường xuyên. Chính vì vậy, nên đặt ở nơi có ánh sáng tránh việc tồn đọng nước rửa, làm sản sinh ra vi khuẩn. Ngoài ra, nên đặt gần nơi xếp chén bát để có thể thuận tiện hơn trong việc lau rửa.
Bên cạnh đó, bếp và chậu rửa phải đặt cùng hàng hoặc vuông góc với nhau, nhưng phải có một khoảng cách nhất định tránh đặt quá gần hoặc đối diện tạo thành thế “ thuỷ hoả” không hợp phong thuỷ.
Máy rửa bát
Thông thường, bạn sẽ bắt gặp có 3 loại máy rửa bát thông dụng và được nhiều người tin dùng:
Máy rửa âm tủ: Loại máy này đặt trong tủ bếp khi bố trí nên lưu ý đường dây điện, đường thoát nước sao cho hợp lý và an toàn.
Máy rửa độc lập: Đây là loại máy khá tiện dụng và bố trí, bạn có thể đặt bất kỳ vị trí nào sao cho phù hợp với không gian nhà bếp
Máy mini: Với thiết kế nhỏ gọn có thể đặt nên máy có thể đặt trên bàn bếp hoặc cạnh bồn rửa,… giúp tiết kiệm không gian và thuận tiện cho việc sử dụng
Tủ lạnh
Đặt tủ lạnh ở vị trí rộng rãi, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào tủ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh và đảm bảo an toàn vệ sinh cho thực phẩm